Thủ tục nhập khẩu bàn là

Bàn là, một thiết bị điện gia dụng phổ biến, chúng được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình và ngành công nghiệp để là quần áo. Ngày nay, thị trường có đa dạng các loại bàn là nhập khẩu từ nước ngoài với nhiều tính năng khác nhau. Thủ tục nhập khẩu bàn là bao gồm những bước nào? Các chính sách và pháp luật liên quan đến việc nhập khẩu bàn là gì?

thu-tuc-nhap-khau-ban-la
Thủ tục nhập khẩu bàn là

Bàn là, còn được gọi là bàn ủi, là dụng cụ có một bề mặt kim loại nóng để là phẳng nếp nhăn trên vải. Khi nhiệt độ làm nóng các phân tử polymer trong vải, chúng không còn liên kết chặt chẽ và mở ra, cho phép bàn là nặng và áp lực từ người ủi thay đổi hình dạng của vải.

Có hai loại bàn là chính:

  • Bàn là khô: làm nóng bề mặt kim loại bằng điện và là loại đơn giản, kinh tế nhưng có thể gây hại cho một số loại vải nếu sử dụng không đúng cách.
  • Bàn là hơi nước: dùng hơi nước để mềm vải trước khi ủi, làm việc nhanh và hiệu quả hơn bàn là khô nhưng đắt hơn và cần thời gian làm nóng.

Cũng có các loại bàn là đặc biệt khác như bàn là du lịch, bàn là rèm cửa, và nhiều hơn nữa. Bàn là là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình, giúp quần áo trở nên phẳng và gọn gàng, tạo ấn tượng tốt với người xem.

Chính sách pháp luật về thủ tục nhập khẩu bàn là

  • Quyết định 3810/QĐ-BKHCN được ban hành 8 tháng 12 năm 2017
  • Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009
  • Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16 tháng 6 năm 2017 
  • Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN ngày 16 tháng 6 năm 2017

Theo quy định hiện hành, bàn là không nằm trong danh mục sản phẩm cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bàn là, cần tuân thủ các điều kiện sau:

  • Bàn là điện cần được kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu.
  • Bàn là điện gia dụng đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu.
  • Bàn là điện công nghiệp bằng hơi nước đã qua sử dụng có thể nhập khẩu vào Việt Nam, nhưng phải không quá 10 năm tuổi.
  • Bàn là điện phải có nhãn dán đầy đủ, với nội dung trên nhãn phải tuân thủ theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
thu-tuc-nhap-khau-ban-la
Chính sách pháp luật nhập khẩu bàn là

mã HS code và thuế suất nhật khẩu bàn là?

Bàn là có mã HS thuộc Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên

Mã HS  Mô tả
8516 Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45
85164010 – – Loại được thiết kế sử dụng hơi nước từ hệ thống nồi hơi công nghiệp
85164090 – – Loại khác

Thuế nhập khẩu bàn là

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 30 – 37,5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20 – 25%
  • VAT: 8%
thu-tuc-nhap-khau-ban-la
mã HS code và thuế suất nhập khẩu bàn là

Thủ tục nhập khẩu bàn là về Việt Nam

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bàn là cũng như các mặt hàng khác được quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu bàn là gồm những chứng từ sau đây:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Danh sách đóng gói hàng hoá
  • Hợp đồng thương mại
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá
  • Hồ sơ dán nhãn năng lượng (đối với bàn là nóng có dự trữ)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
  • Catalog (nếu có)

Quy trình kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng bàn là

Theo thông tư 3810/QĐ-BKHCN bàn là là mặt hàng bắt buộc phải kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường. Sau đây, là quy trình kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng khi làm thủ tục nhập khẩu bàn là.

Quy trình kiểm tra chất lượng cho bàn là nhập khẩu

Tạo tải khoản và đăng ký hồ sơ

Doanh nghiệp truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia (VNSW) tại https://vnsw.gov.vn, Doanh nghiệp tiến hành tạo tài khoản và đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng.Trong quá trình đăng ký, Quý doanh nghiệp cần lựa chọn Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đơn vị tiếp nhận hồ sơ và một đơn vị kiểm định mẫu được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép

Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng

Sau khi doanh nghiệp nhận được số hồ sơ, hàng hóa của quý vị có thể được thông quan. Mẫu kiểm định sẽ được lấy trực tiếp tại cảng hoặc kho của Quý doanh nghiệp. Thông thường, kết quả kiểm định của quý vị sẽ được thông báo trong vòng 2-3 ngày làm việc.

Nhận kết quả kiểm tra và tải kết quả lên trang một cửa quốc gia

Doanh nghiệp nhập khẩu hoặc đơn vị kiểm định mẫu sẽ có trách nhiệm tải kết quả lên hệ thống VNSW. Căn cứ vào kết quả này, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ đưa ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối hồ sơ đăng ký của quý vị..

Quy trình đăng ký dán nhãn năng lượng bàn là nhập khẩu

Theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành: Quy định danh mục thiết bị, phương tiện phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện, mặt hàng bàn là thuộc vào nhóm hàng phải đăng dán nhãn năng lượng

Có hai cách để đăng ký dán nhãn năng lượng cho bàn là nhập khẩu: Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ trực tiếp về Bộ Công Thương hoặc quý vị thực hiện đăng ký trực tuyến thông qua hệ thống công thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

Chuẩn bị hồ sơ và tạo tài khoản

Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm: Giấy đăng ký, kết quả thử nghiệm cho từng model sản phẩm (do tổ chức thử nghiệm được chỉ định cung cấp) và mẫu nhãn năng lượng dự kiến. Quý doanh nghiệp cần tạo tài khoản trên hệ thống công thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn/. Sau khi quý doanh nghiệp đã có tài khoản và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết. Quý doanh nghiệp tiến hành đăng ký trực tuyến trên hệ thống và đính kèm các tài liệu liên quan theo hướng dẫn.

Chờ kết quả xét duyệt

Bộ Công Thương sẽ tiến hành xem xét và duyệt hồ sơ của quý vị. Sau khi hồ sơ được duyệt, Quý doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả này để hoàn tất thủ tục nhập khẩu bàn là

thu-tuc-nhap-khau-ban-la
Quy trình nhập khẩu bàn là

Quy trình nhập khẩu bàn là vào Việt Nam

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu bàn là tương tự như các mặt hàng thông thường khác, được quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ cần thiết và xác định được mã HS code của bàn là, doanh nghiệp có thể nhập thông tin khai báo vào hệ thống hải quan thông qua phần mềm.

Mở tờ khai hải quan

Khi quý vị đã hoàn tất việc khai báo, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Tùy theo kết quả phân luồng (xanh, vàng, đỏ), doanh nghiệp in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để mở tờ khai.

Thông quan hải quan

Sau khi kiểm tra hồ sơ và nếu không có vấn đề gì, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan. Doanh nghiệp sau đó có thể đóng thuế nhập khẩu và thực hiện thông quan hàng hóa.

Vận chuyển hàng hoá về kho bảo quản và sử dụng

Khi tờ khai hải quan của doanh nghiệp đã được chi cục hải quan thông quan, Quý doanh nghiệp tiến hành thanh lý tờ khai và thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa hàng về kho.

Trên đây là bài viết chi tiết về thủ tục nhập khẩu bàn là mà hdglog.vn chia sẻ. Nếu Quý doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *