Thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt mới nhất năm 2024

Nhu cầu sử dụng bình giữ nhiệt ngày càng tăng cao, kéo theo sự quan tâm của nhiều cá nhân và doanh nghiệp đến việc nhập khẩu mặt hàng này về kinh doanh. Khi làm thủ tục hải quan doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt, giúp bạn hiểu rõ và thực hiện quy trình một cách thuận lợi.

thu-tuc-nhap-khau-binh-giu-nhiet
Thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt

Căn cứ pháp lý nhập khẩu bình giữ nhiệt

Theo quy định pháp luật Việt Nam, việc nhập khẩu bình giữ nhiệt mới hoàn toàn được phép và không yêu cầu giấy phép đặc biệt, vì sản phẩm này không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu (Nghị định 69/2018/NĐ-CP). Tuy nhiên, đối với bình giữ nhiệt đã qua sử dụng, việc nhập khẩu chỉ được thực hiện dưới dạng phế liệu và phải có giấy phép nhập khẩu kèm theo.

Mặc dù không thuộc đối tượng phải kiểm tra an toàn thực phẩm khi nhập khẩu theo Thông tư 40/2016/TT-BYT, doanh nghiệp vẫn cần thực hiện tự công bố ATTP cho bình giữ nhiệt trước khi đưa ra thị trường.

Mã HS và thuế suất bình giữ nhiệt

Mã HS của bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt

Việc xác định chính xác mã HS code là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình nhập khẩu bình giữ nhiệt. Mã HS code không chỉ ảnh hưởng đến việc tính toán mức thuế nhập khẩu mà còn tác động đến toàn bộ hồ sơ chứng từ nhập khẩu. Đối với ly giữ nhiệt và bình giữ nhiệt, mã HS code thuộc chương 96, cụ thể là 9617.00.10

thu-tuc-nhap-khau-binh-giu-nhiet
Mã HS và thuế nhập khẩu bình giữ nhiệt

Thuế nhập khẩu bình giữ nhiệt, ly giữa nhiệt

Mức thuế suất nhập khẩu bình giữ nhiệt sẽ được xác định dựa trên mã HS code (9617.00.10) và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Công thức tính thuế:

  • Thuế nhập khẩu: Trị giá CIF (Cost, Insurance, Freight – bao gồm giá sản phẩm, bảo hiểm và cước vận chuyển) x % thuế suất.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x %VAT.

Dựa theo biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành, mức thuế áp dụng cho bình giữ nhiệt nhập khẩu như sau:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 30% (áp dụng chung)
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8%
  • Ưu đãi đặc biệt:
    • Các nước Đông Nam Á: 0% (điều kiện: có C/O Form D)
    • Trung Quốc: 0% (điều kiện: có C/O Form E)
thu-tuc-nhap-khau-binh-giu-nhiet
thuế suất nhập khẩu bình giữ nhiệt

Thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt chi tiết

Bộ hồ sơ cần thiết khi làm thủ tục khẩu bình giữ nhiệt

Bộ hồ sơ nhập khẩu bình giữ nhiệt, cũng như các mặt hàng khác, được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC). Cụ thể, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Tờ khai hải quan theo mẫu; hóa đơn thương mại; vận đơn; danh sách đóng gói; hợp đồng thương mại; hồ sơ tự công bố ATTP; chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có; catalogue nếu có.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác các giấy tờ trên để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan hải quan có thể yêu cầu bổ sung các giấy tờ khác. Doanh nghiệp nên liên hệ với cơ quan hải quan hoặc công ty xuất nhập khẩu uy tín để được hướng dẫn chi tiết.

Quy trình làm hồ sơ tự công bố An toàn thực phẩm (ATTP) cho bình giữ nhiệt:

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cần thực hiện tự công bố ATTP cho các sản phẩm ly giữ nhiệt, bình giữ nhiệt trước khi đưa ra thị trường. Quy trình gồm 3 bước chính:

Kiểm nghiệm mẫu sản phẩm: Doanh nghiệp lấy mẫu từ lô hàng nhập khẩu hoặc nhập mẫu riêng để kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn hiện hành. Kết quả kiểm nghiệm này là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo.

Đăng ký kiểm tra chất lượng: Sau khi có kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan có thẩm quyền được Bộ Y tế cấp phép. Hồ sơ đăng ký này sẽ được xem xét và phê duyệt trước khi doanh nghiệp được phép nhập khẩu hàng hóa.

Tự công bố sản phẩm: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ tự công bố theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP và thực hiện tự công bố trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Sau khi hoàn tất thủ tục và được chấp thuận, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm ra thị trường.

Việc tự công bố ATTP là bắt buộc đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bình giữ nhiệt, hồ sơ tự công bố của quý vị cần đầy đủ, chính xác và trung thực.

Doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật các quy định mới nhất về ATTP để đảm bảo tuân thủ pháp luật và tránh các rủi ro không đáng có.

thu-tuc-nhap-khau-binh-giu-nhiet
Quy trình nhập khẩu bình giữ nhiệt

Quy trình nhập khẩu bình giữ nhiệt:

Khai tờ khai hải quan: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu (hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến) và xác định mã HS code của bình giữ nhiệt, bạn tiến hành khai báo thông tin lên hệ thống hải quan thông qua phần mềm chuyên dụng.

Mở tờ khai hải quan: Hệ thống hải quan sẽ phân luồng tờ khai thành các luồng xanh, vàng, đỏ. Bạn cần in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để mở tờ khai theo quy trình tương ứng với luồng được phân. Đồng thời, bạn cần đăng ký kiểm tra hợp chuẩn, hợp quy cho mặt hàng bình giữ nhiệt (vì đây là sản phẩm tiếp xúc thực phẩm).

Thông quan tờ khai hải quan: Sau khi hoàn tất kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp và không thấy có vấn đề gì, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai của bạn. Bạn cần nộp thuế nhập khẩu bình giữ nhiệt để hàng hóa được thông quan.

Mang hàng về kho và tự công bố ATTP: Sau khi tờ khai được thông quan, bạn tiến hành thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để đưa hàng về kho. Tuy nhiên, để lưu thông bình giữ nhiệt trên thị trường, bạn cần thực hiện tự công bố an toàn thực phẩm theo quy định.

Trên đây là toàn bộ quy trình nhập khẩu bình giữ nhiệt, bao gồm mã HS code, chính sách nhập khẩu, thuế nhập khẩu và thủ tục tự công bố ATTP. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp quý vị hiểu rõ quy trình và chủ động hơn khi làm thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *