Thủ tục nhập khẩu rượu vang

Rượu vang, rượu ngoại và các loại đặc sản khác đã trở thành phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Nhập khẩu rượu vào Việt Nam đang trở thành một hoạt động kinh doanh rất phổ biến. Tuy nhiên, để nhập khẩu rượu một cách hiệu quả, việc nắm vững thủ tục nhập khẩu rượu vang là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho doanh nghiệp chi tiết về các bước cần thiết và những điểm quan trọng mà các bạn cần lưu ý.

thu-tuc-nhap-khau-ruou-vang
Thủ tục nhập khẩu rượu vang

Chính sách pháp luật khi làm thủ tục nhập khẩu rượu vang

Theo các quy định hiện nay, rượu vang không nằm trong danh sách các mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp có thể tiến hành các thủ tục nhập khẩu rượu vang theo đúng quy định.

Theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ, quy định cụ thể về việc thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện trong toàn bộ quá trình từ sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, đến xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm như rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, các sản phẩm từ bột và tinh bột, bánh, mứt, kẹo, cũng như bao bì đựng sản phẩm, nằm trong phạm vi quản lý.”

Vì vậy, rượu vang nằm trong danh sách các sản phẩm nhập khẩu cần được kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm trước khi thông quan. Trách nhiệm kiểm tra này thuộc về Bộ Công Thương, theo Quyết định số 3648/QĐ-BCT ngày 08/09/2016, và các doanh nghiệp cần tuân thủ việc kiểm tra chuyên ngành này theo các quy định đang áp dụng.

Mã hs code mặt hàng rượu vang nhập khẩu

Mã hs code rượu vang được phân loại trong chương 22, nhóm 04.

Mã HS Mô tả hàng hóa
2201 Nước, kể cả nước khoáng tự nhiên hoặc nhân tạo và nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác hay hương liệu; nước đá và tuyết.
2202 Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác hay hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09.
2203 Bia sản xuất từ malt.
2204 Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09.
2205 Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương liệu từ thảo mộc hoặc chất thơm.
2206 Đồ uống đã lên men khác (ví dụ, vang táo, vang lê, vang mật ong, rượu sa kê); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác.
2207 Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn từ 80% trở lên tính theo thể tích; cồn ê-ti-lích và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ.
2208 Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác.
2209 Giấm và chất thay thế giấm làm từ axit axetic.

Thuế suất nhập khẩu rượu vang

Dựa theo biểu thuế xuất nhập khẩu, có các mức thuế sau:

Thuế nhập khẩu ưu đãi: 50%-55%

Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8%

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với C/O form D (từ các nước Đông Nam Á): 0%

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với C/O form E (từ Trung Quốc): 0%

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Nhật Bản: 65%

thu-tuc-nhap-khau-ruou-vang
Quy trình nhập khẩu rượu vang

Hồ sơ cấp giấy phép phân phối rượu vang

Các doanh nghiệp nhập khẩu rượu cần có giấy phép phân phối rượu được cấp bởi Bộ Công Thương. Để xin cấp giấy phép, doanh nghiệp phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm những tài liệu sau:

  1. Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Bảng kê thiết bị của kho hàng.
  3. Hồ sơ pháp lý của 3 cơ sở là đại lý phân phối.
  4. Hợp đồng thuê kho.
  5. Giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường.
  6. Giấy xác nhận đã đáp ứng đủ tiêu chí phòng cháy chữa cháy.
  7. Giấy xác nhận số dư trong tài khoản công ty, với mức tối thiểu là 1 tỷ đồng.
  8. Đơn xin cấp phép theo mẫu.

Lưu ý rằng giấy phép có thời hạn 5 năm. Doanh nghiệp cần chú ý đến lịch kiểm tra định kỳ đối với các lô hàng của mình để đảm bảo tuân thủ quy định.

Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng

Thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng là bước quan trọng trong quá trình nhập khẩu rượu vang. Các bước kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm cho rượu vang bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý:

Bộ hồ sơ pháp lý doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm ngành nghề kinh doanh thực phẩm và cụ thể là kinh doanh đồ uống có cồn.
  • HACCP hoặc ISO 22000 (Nếu có).
  • Kiểm nghiệm do nhà sản xuất cấp: Nếu kiểm nghiệm do phòng kiểm nghiệm độc lập có chứng nhận ISO 17025 kiểm định đầy đủ các chỉ tiêu về đồng uống có cồn QCVN 6 – 3 : 2010/BYT phần chỉ tiêu dành cho rượu vang

Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm (Trường hợp nhà sản xuất không thể cung cấp kết quả kiểm nghiệm hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam).

Kiểm tra tại các phòng thí nghiệm độc lập được công nhận hoặc tại các trung tâm kiểm nghiệm được chỉ định với chứng nhận ISO 17025. Các chỉ tiêu kiểm tra đối với rượu vang bao gồm:

Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức ng bố
Hàm lượng ethanol (cồn) ở 200C % v/v ….
Hàm lượng methanol mg/l ≤ 400
Hàm lượng SO2 tổng mg/l ≤ 150

Bước 3: Đăng ký tài khoản nộp hồ sơ công bố tại Website: congbosanpham.vfa.gov.vn.

Doanh nghiệp tiến hành đăng ký tài khoản nộp hồ sơ công bố tại website Hệ thống cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP (vfa.gov.vn)

Bước 4: Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ thông qua tài khoản doanh nghiệp đã được cấp.

Sau khi đăng ký tài khoản, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ thông qua tài khoản doanh nghiệp đã được cấp.

thu-tuc-nhap-khau-ruou-vang
Nhập khẩu rượu vang

Quy trình nhập khẩu rượu vang

Hồ sơ hải quan để nhập khẩu rượu vang bao gồm:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of Lading (Vận đơn)
  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – áp dụng khi người nhập khẩu muốn hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi)
  • Các chứng từ khác (nếu cần)
  • Công bố hợp quy
  • Giấy phép phân phối rượu vang

Quy trình nhập khẩu rượu vang, cũng như các mặt hàng khác, được quy định cụ thể trong Thông tư số 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/3/2015 và đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết theo quy định như hợp đồng, hóa đơn, danh sách đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ (nếu có) và xác định mã HS code rượu vang, bạn sẽ tiến hành nhập thông tin khai báo vào hệ thống hải quan thông qua phần mềm chuyên dụng.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi hoàn tất việc khai báo, hệ thống hải quan sẽ phân luồng tờ khai. Nếu tờ khai của bạn được phân luồng, bạn cần in tờ khai và mang bộ hồ sơ đến chi cục hải quan để làm thủ tục mở tờ khai. Các bước tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kết quả phân luồng (luồng xanh, vàng hoặc đỏ).

Bước 3: Thông quan hàng hoá

Sau khi kiểm tra hồ sơ và không có vấn đề gì, cán bộ hải quan sẽ tiếp nhận thông quan tờ khai. Bạn có thể nộp thuế nhập khẩu (nếu có) và hoàn tất thủ tục thông quan hàng hóa.

Bước 4: Vận chuyển hàng hoá về kho

Sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, bạn tiến hành thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để vận chuyển rượu vang về kho của mình và sẵn sàng đưa vào sử dụng.

thu-tuc-nhap-khau-ruou-vang
Thủ tục nhập khẩu rượu vang

Nhãn mác sản phẩm rượu vang

Hàng nhập khẩu phải có nhãn mác đầy đủ theo quy định hiện hành.

Nhãn hàng hóa cần hiển thị rõ ràng các thông tin sau: Tên sản phẩm, tên và địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, nước sản xuất, và các thông tin cần thiết khác tùy thuộc vào loại hàng hóa.

Trên đây là thủ tục nhập khẩu rượu vang cập nhật mới nhất mà doanh nghiệp có thể tham khảo để nhập khẩu rượu vang vào Việt Nam một cách nhanh chóng và thuận tiện. Để biết thêm thông tin hoặc nhận tư vấn chi tiết, mời doanh nghiệp liên hệ với HDG Logistics.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *