Thủy sản đông lạnh là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản đông lạnh của Việt Nam trong năm 2023 đạt 7,2 tỷ USD, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Chính sách xuất khẩu thủy sản đông lạnh
- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư số 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xuất khẩu không phải xin phép:
- Các loài thuỷ sản không có tên trong danh mục thủy sản cấm xuất khẩu được quy định rõ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý, thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của CITES Việt Nam.
- Các loài thủy sản có tên nằm trong danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo thông tư này nếu như đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, đơn vị thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý, thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.
- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hàng hóa có tên trong danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch. Chính vì vậy, thủy sản đông lạnh xuất khẩu phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.
Mã HS hàng thủy sản đông lạnh
Thủy sản đông lạnh có mã HS thuộc Chương 03 – Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống. Dưới đây là mã HS của một số loại thủy sản đông lạnh:
- Nhóm 0303 – Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04.
- Nhóm 0304 – Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
- Nhóm 0306 – Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,…
- Nhóm 0307 – Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,…
- Nhóm 0308 – Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh,…
Đăng ký kiểm dịch động vật
Khi xuất khẩu thủy sản tươi sống hay đông lạnh đều cần phải có chứng nhận kiểm dịch Health Certificate (HC). Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật gồm có các loại giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký kiểm dịch
- Yêu cầu kiểm dịch động vật của nước nhập khẩu (nếu có)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước nhập khẩu từ cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch thủy sản đông lạnh lên Cơ quan Thú y vùng hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng trực thuộc Cục Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền.
Thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh
Thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Bước 1: Khai báo hải quan
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đông lạnh phải thực hiện khai báo hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
Bước 2: Kiểm tra, giám định hàng hóa
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, giám định hàng hóa xuất khẩu để xác định tính hợp pháp của hàng hóa, phù hợp với hồ sơ khai báo hải quan.
Bước 3: Xuất khẩu hàng hóa
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, doanh nghiệp được phép xuất khẩu hàng hóa.
Hồ sơ giấy tờ cần thiết
Để thực hiện thủ tục xuất khẩu thủy sản đông lạnh, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Hồ sơ khai báo hải quan
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (HC)
- Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận đơn hàng hóa (Bill of Lading)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Lưu ý khi vận chuyển hàng thủy sản đông lạnh
Nhiệt độ: Mỗi thiết bị làm lạnh đều có rải nhiệt độ khác nhau. Do đó, khách hàng cần cung cấp nhiệt độ yêu cầu chính xác để chúng tôi có thể set up nhiệt độ phù hợp, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa;
Độ thông gió: Đảm bảo không khí trong thiết bị làm lạnh được lưu thông tốt nhất. Qua đó loại bỏ những mùi khó chịu từ hàng hóa, điều hòa độ ẩm, ngăn ngưng tụ hơi nước trên bề mặt hàng hóa và thiết bị làm lạnh;
Tuân thủ kỹ thuật và tư vấn của đội ngũ chuyên viên Công ty để đảm bảo thiết bị làm lạnh có thể hoạt động tốt và hiệu quả nhất.